Máy ép cừ
1. Quy Trình Thi Công Cừ Larsen Bằng Máy Ép Tĩnh:
1.1 Chuẩn Bị
- Lắp đặt nguồn điện 380V – 125KW
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu ép cừ larsen về vị trí thi công.
Thiết bị thi công bao gồm :
+ Cẩu lốp chuyên dụng :
* Nhãn hiệu: Kato 25 tấn
* Sức Nâng: 25 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy ép cừ larsen tĩnh
* Nhãn hiệu: GIKEN KGK 130 – C4 Silent Pile.Giken 70 và Giken 80
* Lực ép đầu cọc: 70 tấn 130 tấn
* Nước sản xuất: Nhật Bản
1.2 Thi Công Ép – Nhổ Cừ Larsen
- Sử dụng máy ép thủy lực trong thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công.
- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình.
Bước 1: Máy ép thanh cọc cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
Bước 2: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bước 4: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
Bước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trớc xoay bàn kẹp từ phải sang trái.
Bước 6: Điều chỉnh đầu búa vào cọc cừ để đưa cọc xuống từ từ.
Trong trường hợp rút cọc:
- + Khi rút cọc làm phần ép , khi đó vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
+ Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Để có thể rút cừ được thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư sẽ đào, thi công phần tường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi cụng tiếp phần sàn đáy tầng hầm (để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gãy hỏng sàn).
2. Quy Trình Thi Công Cừ Larsen Bằng Búa Rung
2.1 Chuẩn Bị
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
Thiết bị thi công bao gồm:
+ Cần trục bánh xích KH100:
* Nhóm hiệu: HITACHI KH 100
* Sức Nâng: 30 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật Bản
+ Cần trục bánh xích DH350:
* Nhón hiệu: DH350
* Sức Nâng: 35 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật Bản
+ Búa rung điện: TOMEN
* Công suất 75KW-90KW.
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Búa rung điện: NI 50K
* Công suất 50KW
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Bỳa rung thủy lực PALSONIC – DRIVER
* Công suất: 17 tấn
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Máy phát điện: HINO
* Cụng suất: 300KVA
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy phát điện: MISUBISHI
* Công suất: 300KVA,
* Nước sản xuất: Nhật bản
2.2 Thi Công Ép – Nhổ Cừ Larsen
- Sử dụng 01 bộ rung cọc cừ larsen ( Có thông số trên ) để thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
- Quy trình thi công cọc cừ larsen bằng búa rung:
Bước 1: Tập kết cọc thiết bị: Cần trục, búa rung, máy phát về vị trí thi công.
Bước 2: Dùng móc cẩu phụ của cần trục đưa cọc vào vị trí thi công
Bước 3: Dùng móc cẩu chính của cần trục cẩu búa rung và mở kẹp búa đưa vào vị trí đầu cọc để kẹp cọc.
Bước 4: Nhấc cọc đặt vào vị trí cần đóng
Bước 5: Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương
Bước 6: Rung cọc: Dùng cẩu giữ cho cọc xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
Bước 7: Rung xong cọc thứ nhất chuyển sang lấy cọc thứ 2 vào thao tác như cọc số 1.
Bước 8: Dùng sơn đánh dấu số thứ tự của cọc đã thi công.
3. An Toàn Thi Công
- Kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn.
- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phụ trách chuẩn bị đường để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…
- Lúc bắt đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa.
- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc cừ larsen mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún.
- Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường (giầy, quần áo, mũ bảo hộ….)
- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.
- Đặt các biển báo nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.
- Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng (nếu cần)
- Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên Công trường.
- Công nhân lao động chỉ được làm việc dới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ máy.
- Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
4. Nghiệm Thu Và Hồ Sơ:
- Cử cán bộ lập Nhật ký thi công và có mặt thường xuyên tại công trình để theo dõi, ghi chép công việc làm hàng ngày.
- Cuối ngày tổng hợp khối lượng cùng chủ đầu tư hoặc đại diện hay giám sát hay tổng thầu ký.
- Trong trường hợp xảy ra trục trặc, sự cố thỡ phải báo cáo tư vấn và cùng tư vấn giám sát lập biên bản hiện trường.